Chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu lầm khi làm SEO

Bài viết được trích dẫn từ nguồn Nghiện SEO - facebook.com. Một bài viết khá hay về SEO từ một người dày dạn kinh nghiệm. Mình xin phép được chia sẻ bài viết nguyên gốc trên blog của WEB100  

Chào anh/chị và các bạn, đây là bài chia sẻ đầu tiên trong nhóm Nghiện SEO, mong mọi người hoan hỷ và góp ý giúp mình nhé. Vì đã có chút tuổi nên mình xin phép xưng mình cho dễ nói chuyện.

Giới thiệu một chút về bản thân, mình làm SEO cũng khá là lâu và chủ yếu tập trung ở thị trường Global cũng cũng như các công ty ở APAC
Dưới đây là một vài chia sẻ, trải nghiệm trong quá trình làm SEO đối với mình.

Kinh nghiệm SEO từ một chuyên viên SEO giàu kinh nghiệm
Entity và NAP (Name-Address-Phone):

Entity là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong ngành SEO, nhưng mình thấy nhiều bạn newbie hoặc junior khi làm SEO thường hiểu sai hoặc triển khai mà không hiểu rõ bản chất của nó.

Nói đơn giản, Entity giúp Google và các công cụ tìm kiếm hiểu rõ website của bạn thuộc lĩnh vực, chủ đề gì. Từ đó, Google sẽ dễ dàng sắp xếp và so sánh nội dung website của bạn với dữ liệu của nó, đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Khi làm Entity, bắt buộc phải có NAP (Name-Address-Phone) đồng bộ giữa các kênh. Việc này giúp Google nhận diện website của bạn rõ hơn, đặc biệt là khi Google phải xử lý hàng triệu website mới và không có thông tin chính xác về chúng.
Hiểu nôm na, khi bạn mới xây nhà ở thành phố mới (web mới), chẳng ai biết bạn là ai (Google). Lúc này, các “hàng xóm” (Entity) sẽ giúp bạn giới thiệu về mình để Google nhận diện và tìm hiểu bạn dễ dàng hơn.
Entity có thực sự cần thiết?

Câu trả lời là chắc chắn có. Đây là con đường nhanh và tiết kiệm nhất để giúp website của bạn được Google hiểu rõ và dễ dàng được index. Tuy nhiên, mình cũng có một số dự án SEO không chỉ tập trung vào Entity mà sử dụng phương pháp khác vẫn có kết quả tốt.
Cách làm Entity:

• Tạo các kênh social (Facebook, Twitter, LinkedIn…) với mô tả chính xác về website và liên kết với nhau. Nên đăng ký Yellowpages.vn nha các bạn
Google Stacking: Sử dụng các nền tảng của Google như Google Docs, Google Drive để chèn nội dung và tạo liên kết giữa các kênh.
Google My Business (GMB): Tạo Map, khai báo thông tin về website và xác minh với Google để tăng độ nhận diện.
Schema Markup: Khai báo thông tin website với Google thông qua các file JSON. Các plugin như YoastSEO hoặc RankMath rất hữu ích cho việc này
Wikipedia/IMDb: Đăng ký và gắn link từ các nguồn này, vì Google thường lấy dữ liệu từ đây để đa dạng hóa cơ sở dữ liệu của mình.

Author Pages và Topic Authority:

Author Pages rất quan trọng trong các lĩnh vực YMYL, đơn giản vì các lĩnh vực này cung cấp các thông tin có thể ảnh hưởng tới hành vi trực tiếp của người dùng và cũng như tạo uy tín cho Website trong lĩnh vực đó và cách đơn giản nhất là build luôn trang liên quan đến Authors và xây dựng Entity xung quanh Authors đó nhằm giúp users đọc nội dung sẽ trust hơn thay vì các Web khác thông thường.

Fact về Author: Google không dành quá nhiều tài nguyên để xác minh xem tác giả có thực sự tồn tại hay không. Điều này có nghĩa là các profile tác giả dễ dàng được xây dựng và sử dụng để tạo Entity, trừ khi tác giả đó là một cá nhân có uy tín hoặc có thật trong ngành. Việc Google không dành nhiều tài nguyên để xác minh này dựa trên thực tế là việc xây dựng một profile tác giả hiện nay khá dễ dàng. Bạn có thể tham khảo thêm video này để hiểu thêm.

Tầm quan trọng của Author: Việc liệu tác giả có quan trọng hay không sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm. Đối với các website trong lĩnh vực YMYL hoặc các lĩnh vực cần độ tin cậy cao, như y tế, tài chính, hay giáo dục, thông tin về tác giả và uy tín của họ rất quan trọng. Nhưng với những lĩnh vực khác, không nhất thiết phải có tác giả.

Topic Authority: Với các website mới, Topic Authority sẽ giúp nhanh chóng tăng trưởng và có traffic ổn định. Tuy nhiên, với các website lớn, điều này không còn quan trọng vì họ đã bao phủ hết nội dung ngành. Lúc này, SEO sẽ cần chuyển sang tối ưu hóa Programmatic SEOCRO (Conversion Rate Optimization). (Mình sẽ có bài viết khác nói về chủ đề này).

Content:

Viết nhiều không có nghĩa là tốt. Mình thấy rất nhiều bạn và SEO Agency làm content SEO quá hời hợt, chỉ để đẩy traffic lên cao mà không chú trọng chất lượng. Điều này dẫn đến Keyword Cannibalization (từ khóa ăn thịt lẫn nhau) và Content Duplicate (nội dung trùng lặp), làm website tụt hạng nhanh chóng.

• Nên lập kế hoạch content chi tiết, tối ưu hóa cho từng dự án và tránh viết lan man, dài dòng. Điều này sẽ giảm tỷ lệ Bounce Rate, Time on Site, và giúp tăng Engagement Rate. Phần này thiên về việc nghiên cứu User Behavior nhiều hơn.

Tổng quan về SEO và những yếu tố liên quan
Keyword Ranking:

• Rất nhiều dự án SEO hiện nay chỉ chú trọng vào tăng trưởng traffic, nhưng lại không tập trung vào các từ khóa chuyển đổi. Bạn cần hiểu rõ hơn về business và set KPIs hợp lý để tối ưu hóa cả về traffic và tỷ lệ chuyển đổi.

Cấu trúc URLs và Internal Links:

• Nhiều người nghĩ rằng cấu trúc URLs giúp Google hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các trang, nhưng thực ra Google sử dụng internal linksbacklinks để hiểu rõ hơn về website.

• Cần tránh spam quá nhiều internal links đến các trang cần SEO, vì sẽ khiến Google đánh giá website không tốt. Tỷ lệ liên kết nên được phân bổ hợp lý, tránh tối ưu hóa quá mức.

Core Web Vitals và Technical SEO:

Core Web Vitals không phải yếu tố xếp hạng chính, nhưng tối ưu hóa cho mobile và desktop giúp website hoạt động tốt hơn. Các website nhỏ với ít yếu tố nặng sẽ có kết quả tốt trên các chỉ số này.

Technical SEO cực kỳ quan trọng, giúp tối ưu hóa cấu trúc URL, áp dụng Canonical Tags, chuyển từ HTTP sang HTTPS, và cải thiện cấu trúc nội dung. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của website. Ngoài ra, còn có nhiều phần Technical khác mà mình nghĩ sẽ nói riêng ở bài khác

Lời khuyên:

SEO không chỉ là về content mà còn về các yếu tố kỹ thuật và entity. Các bạn newbie, junior SEO nên chú trọng vào việc hiểu sâu hơn về ngành và làm việc bài bản. Đừng chỉ tập trung vào số lượng content hoặc traffic mà quên đi mục tiêu dài hạn của website.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về SEO và vững bước trên hành trình phát triển website. Nếu có thắc mắc hay muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO, cứ ib hoặc comment, mình sẽ trả lời hết nhé. (Mình không bán khóa học đâu, chia sẻ miễn phí)
Cảm ơn mọi người!